Quantcast
Channel: DO YOU KNOW TRẦN QUANG HẢI - VIỆT NAM ? » bach yen
Viewing all 177 articles
Browse latest View live

LÝ CON SÁO / BẠCH YẾN , Pháp 1984

$
0
0

Mise en ligne le 29 janv. 2008

Dân Ca Trung Bộ

Trình bày: Bạch Yến

Trích trong Video “Thi – Ca – Nhạc-Kịch-Cải Lương Việt Nam”, bài số 11.

© 04/1984 by Hà Phong.



Lý Ngựa Ô / BẠCH YẾN , Pháp, 1984

$
0
0

Lý Ngựa Ô

Mise en ligne le 29 janv. 2008

Dân Ca Nam Bộ

Trình bày: Bạch Yến

Trích trong Video “Thi – Ca – Nhạc-Kịch-Cải Lương Việt Nam”, bài số 8.

© 04/1984 by Hà Phong.


Ầu Ơ / Berceuse / Lullaby / BẠCH YẾN , Pháp, 1984

$
0
0

Mise en ligne le 29 janv. 2008

Dân Ca Nam Bộ

Trình bày: Bạch Yến

Trích trong Video “Thi – Ca – Nhạc-Kịch-Cải Lương Việt Nam”, bài số 5.

© 04/1984 by Hà Phong.


Bạch Yến – La llorona , PARIS BY NIGHT 11, FRANCE

$
0
0

Uploaded on Apr 19, 2011

Bài này Bạch Yến hát trong PBN 11


Bach Yen hat CHO EM QUEN TUOI NGOC – C’EST TOI. , FRANCE 2011

$
0
0

Uploaded on Jan 17, 2011

Bạch Yến hát bản CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC ( nhạc và lời : LAM PHƯƠNG), lần đầu bằng tiếng Việt, tiếp theo bằng tiếng Pháp .
Nhạc phẩm này được nhạc sĩ LAM PHƯƠNG sáng tác đặc biệt cho Bạch Yến vào năm 1984 tại Paris (Pháp)

Bạch Yến sings this song C’EST TOI (French version composed by LAM PHƯƠNG) specially for Bạch Yến in 1984 in Paris.

Filmed by Trần Quang Hải, at cafe concert WE, Ho Chi Minh City, Vietnam, January 13th, 2011


Bạch Yến –Đêm Đông (Phòng trà WE) , VIETNAM 2011

$
0
0

Uploaded on Jan 13, 2011

Ghi hình trực tiếp tại phòng trà WE (8 Lê Quý Đôn Q.3)


Bạch Yến – Tân Hôn Dạ Khúc (Phòng trà WE) , VIETNAM 2011

$
0
0

Uploaded on Jan 13, 2011

Ghi hình trực tiếp tại phòng trà WE (8 Lê Quý Đôn Q.3)
BẠCH YẾN trình bày nhạc phẩm “Tân Hôn dạ khúc” (nhạc và lời : Trần Quang Hải sáng tác năm 1978, làm quà cưới cho Bạch Yến khi thành hôn cùng Trần Quang Hải)


Bạch Yến – Tân Hôn Dạ Khúc (Phòng trà WE) , VIETNAM 2011

$
0
0

Uploaded on Jan 13, 2011

Ghi hình trực tiếp tại phòng trà WE (8 Lê Quý Đôn Q.3)
Bạch Yến hát bài “Tân Hôn Dạ Khúc” (nhạc và lời: Trần Quang Hải , sáng tác năm 1978 làm quà cưới cho đêm tân hôn Trần Quang Hải / Bạch Yến tại Paris)



Nữ ca sĩ BẠCH YẾN do đài SBTN CANADA phỏng vấn

$
0
0

Chương trình Ca sĩ Bạch Yến (phần 1) do Tôn Thất Hùng thực hiện, phỏng vần cho đài SBTN Canada

10 tháng 5, 2013


Phỏng vấn BẠCH YẾN (phần 2) do TÔN THẤT HÙNG thực hiện – SBTN CANADA, 20 tháng 5, 2013

Danh ca BACH YẾN trong chương trình phỏng vấn do TÔN THẤT HÙNG thực hiện cho đài SBTN CANADA, 20.05.2013

NGUYÊN ANH : Ðôi uyên ương đẹp của làng âm nhạc truyền thống

$
0
0
tran quang hai_bach yen 2
 
GS-NS Trần Quang Hải và danh ca Bạch Yến

 

 

Ðôi uyên ương đẹp của làng âm nhạc truyền thống
[02/11/2011 15:10:34]

Trong giới mộ điệu âm nhạc dân gian trong nước và nước ngoài, mấy ai không biết đến đôi vợ chồng rất sáng tạo trong công việc mà lại chỉn chu trong đời sống gia đình, đó là Giáo sư, nhạc sĩ Trần Quang Hải và nữ ca sĩ nổi tiếng Bạch Yến. Họ là hình ảnh đẹp về dòng nhạc truyền thống của Việt Nam trong thời toàn cầu hóa.

Trần Quang Hải: Không dựa bóng cha
Giáo sư nhạc sĩ Trần Quang Hải là một trong hai người con trai của Giáo sư, Tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê. Anh là người con trai duy nhất nối nghiệp cha đi theo con đường âm nhạc, nỗ lực bảo vệ, phát huy âm nhạc truyền thống. Gia đình anh nhiều đời làm nghệ thuật cổ truyền. Cụ cố Trần Quang Thọ là nhạc công trong cung đình Huế. Bên ngoại là dòng dõi của Nguyễn Tri Phương, vị quan yêu nước đã tử tiết khi Pháp chiếm thành Hà Nội. Trong gia đình của cụ Nguyễn Tri Phương từng nuôi nhiều nhạc sư nổi tiếng. Bố anh, Giáo sư Trần Văn Khê là người say mê âm nhạc, rất nhiều cao vọng trong sự nghiệp, lại tham gia phong trào văn nghệ sĩ chống Pháp cùng Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng… Thấy thế, gia đình vội lo chuyện gia đình, để có người nối dõi sự nghiệp sau này. Trần Quang Hải cho biết: Lúc đó còn đang học trường thuốc, Trần Văn Khê nghe lời người cô Trần Ngọc Viện, người đã lo cho ăn học từ nhỏ tới lớn, để lập gia đình, với hy vọng có con trai nối dòng họ Trần. Trong gia đình họ Trần, thân phụ Trần Văn Khê đã qua đời sớm , để lại hai trai là Trần Văn Khê và Trần Văn Trạch (từ trần năm 1994 tại Paris, Pháp). Nếu không may hai cậu trai ấy qua đời mà chưa có con trai nối dòng thì dòng họ Trần sẽ tuyệt. Nghe theo lời của cô, Trần Văn Khê chịu lập gia đình.

Nhạc sĩ Trần Quang Hải và cha – GSTS Trần Văn Khê

Trần Quang Hải ra đời ngày 13-5-1944, tại Linh Ðông, Thủ Ðức, Sài Gòn. Không chỉ dòng tộc vui mừng mà bạn bè của Trần Văn Khê cũng vô cùng háo hức. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã viết ca khúc “Trần Quang Hải bao nỗi mừng” để chia vui với người bạn chí thân!

Tiếng là con nhạc sĩ nổi tiếng, nhưng Trần Quang Hải phải sống cuộc đời tự lập từ bé. Gia đình anh tản cư về đồng bằng. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông Huỳnh Văn Tiểng (Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ) bổ nhiệm bố anh làm “Nhạc trưởng quân đội Nam Bộ” với cấp đại đội trưởng trong chiến khu, nên bố con không mấy khi gặp nhau. Sau đó bố anh về thành, hoạt động cùng với anh em văn nghệ sĩ, bị lộ, năm 1948 Trần Văn Khê bị bắt.  Năm 1949, Trần Văn Khê sang Pháp, vừa “lánh nạn”, vừa du học với hai bàn tay trắng, để lại gia đình sau lưng. Sự nghiệp âm nhạc của Trần Văn Khê thành công rực rỡ, uy tín khắp toàn thế giới. Ở quê nhà, Trần Quang Hải phải tự lập để học tập và phấn đấu vươn lên, khi người cha không còn ở Việt Nam nữa. Anh học ở Trường trung học Petrus Ký, Sài Gòn, theo đuổi sự nghiệp âm nhạc, tốt nghiệp Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn năm 1961.

Sang Pháp năm 1961, Trần Quang Hải miệt mài học tập. Ban đầu, anh mơ ước trở thành một nghệ sĩ violon. Nhưng nhờ sự góp ý khéo léo của cha mình, anh hiểu rằng, cái đang cần và anh có thể thành công chính là trở thành một chuyên gia về âm nhạc Việt Nam, âm nhạc châu Á. 

Trần Quang Hải học khá nhiều ngành về nghệ thuật, để bổ trợ lẫn nhau. Anh lấy chứng chỉ văn chương Pháp, Ðại học Xoóc-bon, Pa-ri, 1963, chứng chỉ dân tộc nhạc học, Viện Dân tộc học Pa-ri, 1964, chứng chỉ Anh văn Cambridge năm 1964. Sau đó anh tốt nghiệp cao học dân tộc nhạc học, Trường Cao đẳng Khoa học Nhân văn, Pa-ri, rồi tốt nghiệp Trung tâm Nghiên cứu nhạc Ðông Phương về lịch sử năm 1969, lấy chứng chỉ Âm thanh học, Ðại học Khoa học, Pa-ri.

Trần Quang Hải là tiến sĩ Dân tộc nhạc học năm 1973. Năm 1989, anh tốt nghiệp giáo sư nhạc cổ truyền trong kỳ thi do Bộ Văn hóa Pháp tổ chức. Trần Quang Hải chính thức trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu âm nhạc truyền thống châu Á.

Bạch Yến – Diễn mô-tô bay và hát nhạc ngoại

Ca sĩ Bạch Yến có giọng hát rất đặc biệt. Chị nổi tiếng ở nước ngoài hơn là trong nước.

Lúc còn nhỏ Bạch Yến đã đoạt huy chương vàng ca nhạc thiếu nhi của Ðài phát thanh Pháp Á năm 1953. Tuy nhiên do kinh tế sa sút, bố mẹ chia tay, cuộc sống của chị rất khó khăn. Chị đi diễn xiếc mô-tô bay khi còn rất nhỏ, và có lần bị xe đè lên người gây chấn thương.

Bạch Yến bước vào sự nghiệp ca hát ở Việt Nam từ năm 1956, vất vả lặn lội trong các phòng trà, vũ trường. Năm 1961 chị sang Pháp học thanh nhạc và thật may mắn, với tài năng của mình, trong hai năm chị đã được mời thu 3 đĩa hát tại Pháp!

Khi chị về nước, với tiếng tăm của mình, chị đã được mời tham gia vào chương trình Ed. Sullivan show đang rất nổi ở Mỹ. 

Bạch Yến không ngờ, với hợp đồng ban đầu tại Mỹ hai tuần, chị đã ở Mỹ biểu diễn 12 năm ròng, từ năm 1965 đến năm 1977. Chị là ca sĩ Việt Nam duy nhất từng trình diễn chung với những tên tuổi nổi tiếng của Mỹ như Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone, Mike Douglas… ngay tại Mỹ. 

Ðến khi gặp Trần Quang Hải, chị quyết định rời Mỹ sang định cư ở Pháp, đó là năm 1978.

Hai người vốn biết nhau từ năm 1963 ở Pháp. Bẵng một thời gian dài, năm 1978, chị tình cờ gặp lại anh trong một đại nhạc hội ở Pa-ri. Chị từng bộc bạch: “Anh Trần Quang Hải mời tôi đi ăn cơm. Sau bữa cơm, anh nói “mình cưới nhau đi”, tôi tưởng anh đùa nên cũng đùa “ừ, cưới thì cưới”, chẳng dè anh ấy làm thật, hai tuần sau cưới liền”.

Chị cũng cho biết, hồi nhỏ như bao người khác, mong có tấm chồng để nhờ. Khi thành đạt rồi, chị thấy có thể sống một mình, tự do thoải mái. “Vậy mà không hiểu sao khi anh Hải nói mình cưới nhau đi, tôi lại gật đầu liền”. Họ thực là một sự kết hợp thú vị. Như đôi uyên ương, thời gian tưởng chia cắt họ, nhưng rồi họ vẫn tự nhiên mà đến với nhau. Như một định mệnh!

Cùng bước đi trên con đường âm nhạc dân tộc

Theo truyền thống Việt Nam, “lấy chồng thì phải theo chồng”, Bạch Yến đã từ bỏ sự nghiệp hát nhạc quốc tế để hát nhạc truyền thống của Việt Nam. 15 năm trời chị chuyên tâm học hát nhạc cổ truyền của dân tộc.

Họ đi hát với nhau, chồng áo dài khăn đóng, vợ áo nâu sòng, áo tứ thân, năm tà, đi guốc mộc, hài đen, vấn khăn đen… Chị rất nỗ lực, bởi như có lần chị tâm sự: “Ði biểu diễn là đi làm văn hóa, đi truyền bá văn hóa dân tộc chứ không chỉ là làm văn nghệ”. Hai vợ chồng chị đến hơn 70 quốc gia đã biểu diễn nhạc truyền thống Việt Nam.

Nhạc sĩ Trần Quang Hải có người nâng khăn sửa túi, càng thêm hăng hái làm việc. Anh là Hội viên của 20 hội nghiên cứu âm nhạc quốc tế; giảng dạy âm nhạc tại hơn 100 trường đại học của 50 quốc gia trên thế giới. 


Hình ảnh quen thuộc của đôi uyên ương âm nhạc truyền thống

Trần Quang Hải và Bạch Yến đã diễn khoảng 3.000 buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam tại hơn 100 đại hội liên hoan nhạc cổ truyền quốc tế. Họ đã phát hành 15 đĩa nhựa, tám CD, bốn phim vi-đê-ô, và tham gia vào 10 CD của những cơ quan nghiên cứu quốc tế… Ðặc biệt, hai vợ chồng có 8.000 học trò tại 70 quốc gia trên thế giới.

Một kỷ niệm chung đáng nhớ đánh dấu sự ăn ý của cặp uyên ương này, trong lĩnh vực âm nhạc dân gian,  đó là vào năm 1983, Bạch Yến cùng Trần Quang Hải đoạt giải thưởng lớn nhất dành cho một đĩa nhạc dân ca cổ (Grand Prix Du Disque de l’Académie Charles Cros).

Nhưng có lẽ niềm vui lớn nhất của Trần Quang Hải và Bạch Yến là trong thời mở cửa giao lưu, phát triển thông tin in-tơ-nét, họ có điều kiện về nước làm việc và biểu diễn nhiều hơn. Sau 50 năm ca hát, nổi tiếng khắp nơi, Bạch Yến có dịp gần gũi hơn với người xem trong nước. Giáo sư, nhạc sĩ Trần Quang Hải cũng có tham gia nhiều hơn vào công tác bảo tồn phát huy âm nhạc truyền thống tại Việt Nam. Con gái của anh chị cũng có điều kiện để gắn bó với đất nước Việt Nam của mình.

Nguyên Anh

tvduc : 10 NỮ CA SĨ CÓ SỨC ẢNH HƯỞNG NHẤT VIỆT NAM – KỲ 4: BẠCH YẾN

$
0
0
Tin tức — August 7, 2013 at 5:03 pm

10 NỮ CA SĨ CÓ SỨC ẢNH HƯỞNG NHẤT VIỆT NAM – KỲ 4: BẠCH YẾN

by 

Giọng hát trầm đặc biệt đó cũng đã trở nên quen thuộc với khán giả Việt Nam từ rất nhiều nãm qua, mặc dù âm sắc rất trầm nhưng giọng hát chị thuộc loại “mezzo soprano”, đã góp phần không ít trong việc tạo cho nhạc phẩm “Ðêm Ðông” trở thành bất hủ.

Ca sĩ Bạch Yến

Ca sĩ Bạch Yến

Với 50 năm góp mặt trong lãnh vực nghệ thuật, Bạch Yến rất xứng đáng được coi là một nữ nghệ sĩ có quá trình hoạt động lâu dài nhất cho đến ngày hôm nay. Với những thăng trầm trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp, tên tuổi của chị vẫn là một tên tuổi lớn trong việc giới thiệu nền văn hoá Việt Nam với khán giả năm châu qua nhạc dân ca cổ truyền hiện nay cũng như từng góp mặt trong giới “show business” tại Hoa Kỳ trong một thời gian dài.

Mở mắt chào đời tại vùng châu thổ sông Cửu Long (miền Nam Việt Nam), Bạch Yến gia nhập làng ca nhạc khi còn nhỏ tuổi và sớm nổi tiếng tại Saigon với giọng hát đặt biệt trầm mặc dù giọng thuộc loại cao (mezzo soprano), ngân nga phong phó qua những nhạc phẩm Việt Nam bất hủ như “Đêm Đông” và các nhạc phẩm ngoại quốc hát bằng tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nho, Ý hoặc Do Thái.

t122109

Bạch Yến tên thật là Quách Thị Bạch Yến sinh năm 1942. Hát lần đầu tiên lúc 7 tuổi tại rạp Norodome Phnom Penh, Campuchia.

Năm 1953 đoạt giải nhất Huy Chương Vàng Thi Ca Nhi Đồng do Đài Phát Thanh Pháp Á (Radio Diffusion France Asie Saigon) trao tặng. Năm 1954 : Nghệ sĩ diễn Môtô bay. Năm 1956 trở lại với âm nhạc. Năm 1961, Bạch Yến sang Paris để trau dồi nghệ thuật. Được hãng đĩa Polydor mời thâu và đưa đi trình diễn một vòng qua Bỉ, Đức và Áo. Theo giao kèo, Bạch Yến phải hát loại nhạc twist thịnh hành lúc bấy giờ ở Âu châu, thời gian này được đánh dấu bởi ba đĩa hát và vài phim scopitones (như clips hiện giờ).

Năm 1965, Bạch Yến được Ed Sullivan mời sang Hoa Kỳ tham gia Ed Sullivan Show, chương trình truyền hình ăn khách nhất xứ Mỹ (với 35 triện khán giả). Một hợp đồng hai tuần với Ed Sullivan Show trở thành 12 năm lưu diễn khắp xứ Mỹ với những với những nghệ sĩ thượng thặng như Bob Hope, Bing Crosby, Mike Douglas, Joey Bishop, Pat Boone, và một số quốc gia Mỹ châu như Canada, Mexico , Nam Mỹ, Venezuela, Colombia, Panama, cạnh những danh hề như Jimmy Durante, Carlos Almaran (Panama) kiêm tác giả bản Historia de Un Amor (1955), bản nhạc này có một thời rất phổ thông thịnh hành trên thế giới với tên Pháp “Histoired’Un Amour”.

Với nhạc sĩ dương cầm danh tiếng Liberace diễn quanh 46 tiểu bang Hoa Kỳ và danh ca Frankie Avalon. Mike Qayne mời Bạch Yến về Hollywood để hát trong phim “Mũ nồi xanh” (The Green Berets) do tài tử John Wayne đóng vai chính.

Vợ chồng danh ca Bạch Yến - giáo sư Trần Quang Hải.

Vợ chồng danh ca Bạch Yến – giáo sư Trần Quang Hải.

Lúc Bạch Yến tái ngộ Paris cũng là lúc cuộc sống và sự nghiệp của Bạch Yến bước vào một giai đoạn mới cực kỳ quan trọng với sự gặp gỡ nhạc sĩ kiêm nghiên cứu dân tộc, nhạc học gia Trần Quang Hải, sau trở thành phu quân của Bạch Yến. Trần Quang Hải thuyết phục Bạch Yến trở về với nhạc dân tộc Việt Nam và kết quả là hai người đã cùng nhau trình diễn trên 3000 buổi hát dân ca khắp cả năm châu, mặc dầu thỉnh thoảng Bạch Yến vẫn hát tân nhạc để đáp lại tấm thịnh tình của những người hâm mộ mình. Hai người đã thâu chung 8 dĩa hát 33 vòng, và một CD với một đĩa trong đó được thưởng Grand Prix du disque de l’Académie Charles Cros năm 1983.

t122105

Là một ca sĩ đa tài, Bạch Yến đã có công đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền ca nhạc Việt Nam và nhất là vào sự giới thiệu và phổ biến nhạc Việt Nam với người ngoại quốc.

Thegioif5 sưu tầm


THY NGA / RFA : Đôi nghệ sĩ Bạch Yến – Trần Quang Hải trong buổi trình diễn “Bạch Yến 50 năm ca hát với đời” (phần 2)

$
0
0

Đôi nghệ sĩ Bạch Yến – Trần Quang Hải trong buổi trình diễn “Bạch Yến 50 năm ca hát với đời” (phần 2)

 
vmusic091006a.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
 

Thy Nga, phóng viên đài RFA Bạch Yến trở ra sân khấu trong chiếc áo dài đỏ thắm để trình bày các nhạc bản “Besame mucho” và “Malaguena”, đặc biệt với tiếng đàn guitar cổ điển của Ngô Minh Trí.

BachYen200.jpg
Bạch Yến hát trong tiếng đàn piano của jean-Louis Beydon (Hình của Thy Nga) >> Xem hình ảnh và âm thanh đôi nghệ sĩ Bạch Yến – Trần Quang Hải trong buổi trình diễn “Bạch Yến 50 năm ca hát với đời”.

Làn hơi dài quá, quý vị nhỉ. Nữ ca sĩ Việt Nam hiếm người nào trình diễn bài hát tiếng Tây-ban-Nha đạt như Bạch Yến. Như quý vị đã biết, nữ nghệ sĩ này hát được nhiều ngoại ngữ, ngoài tiếng Pháp, Ý, Tây-ban-Nha, Anh, cô còn hát tiếng Hoa, Do Thái, và nghe nói là … cả Ả-rập nữa?? Ca khúc tiếng Pháp mang tựa đề “C’est toi” Bạch Yến hát sau đây, nguyên là nhạc bản “Cho em quên tuổi ngọc” của Lam Phương, mời quý vị thưởng thức “C’est toi” … Nhiều người nghe nói đã lâu về các môn trình diễn đặc biệt của nhạc sư Trần Quang Hải mà chưa được xem nên đây cũng là dịp để đến coi tận mắt. Các màn trình diễn của Trần Quang Hải còn dài, mời quý thính giả bấm vào đường link dưới đây để nghe phần trình diễn tiếp về đàn môi, về các giọng hát khác nhau, và hát đồng song thanh.

Xen vào những màn trình diễn, là các câu pha trò duyên dáng của vợ chồng nghệ sĩ này làm cho không khí buổi diễn trở nên thân mật, và thư thái vô cùng. Sau ba tiếng đồng hồ thưởng thức phần trình diễn đặc sắc của Bạch Yến, tiếng đàn piano điêu luyện của Jean-Louis Beydon, và tài nghệ lừng danh của Trần quang Hải, khán thính giả chưa muốn ra về, nhiều người còn lên sân khấu tặng hoa và hỏi chuyện các nghệ sĩ. “Từ lúc yêu em” lời Lữ Mộc Sinh, nhạc Vô Thường … Thy Nga cũng tìm cách làm cuộc phỏng vấn ngắn với Bạch Yến. Trước tiên là hỏi cảm nghĩ của Chị khi tổ chức kỷ niệm 50 năm ca hát. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)  

Theo dòng câu chuyện

  - Đôi nghệ sĩ Bạch Yến – Trần Quang Hải trong buổi trình diễn “Bạch Yến 50 năm ca hát với đời” (phần 1)

© 2006 Radio Free Asia

THY NGA RFA : Đôi nghệ sĩ Bạch Yến – Trần Quang Hải trong buổi trình diễn “Bạch Yến 50 năm ca hát với đời”, phần 1

$
0
0

Đôi nghệ sĩ Bạch Yến – Trần Quang Hải trong buổi trình diễn “Bạch Yến 50 năm ca hát với đời”

 

vmusic090306a.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

 

Thy Nga, phóng viên đài RFA

BachYen150.jpg
Bạch Yến trong một ca khúc. Photo by Nguyen Tuc. >> Xem hình ảnh và âm thanh đôi nghệ sĩ Bạch Yến – Trần Quang Hải trong buổi trình diễn “Bạch Yến 50 năm ca hát với đời”.

Kỳ này, Thy Nga mời quý thính giả đến với buổi văn nghệ “Bạch Yến 50 năm ca hát với đời” diễn ra tại vùng ngoại vi Hoa Thịnh Đốn vào chiều Chủ Nhật vừa qua, 27 tháng 8, 2006.

Hơn 300 người đến dự buổi trình diễn, trong đó có các quan khách ngoại quốc. Đại diện ban tổ chức, Bác sĩ Văn Sơn Trường ngỏ lời mở đầu chương trình

“Buổi này nhằm vinh danh nghệ sĩ Bạch Yến và người bạn đời là nhạc sư Trần Quang Hải đã đem âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là dân ca Việt Nam, đến với khán giả ngoại quốc khắp năm châu.”

“Đi với tôi” …

Như lời hát, Bạch Yến mời khán thính giả hãy tạm quên ưu phiền, và thư giãn, nghe cô trình bày từ nhạc tiền chiến đến tân nhạc … từ các ca khúc Việt đến Pháp, Tây-ban-Nha, … nhảy thiết hài … ngâm thơ đủ thể loại, với cả kiểu ngâm thơ mới … và đóng vai con nít nữa.

“Hát ru” của Lương Ngọc Châu … Điều đặc biệt nơi nữ nghệ sĩ này, là Bạch Yến thích trình diễn với chỉ tiếng đàn piano kèm theo mà thôi, và người bạn diễn lâu nay là ông Jean-Louis Beydon, Giám đốc một nhạc viện tại Pháp.

TranQuangHai200.jpg

 

“La vie en rose” …

Đời hồng thắm là ý nghĩa ca khúc nổi tiếng này của Pháp. Niềm hạnh phúc của Bạch Yến, phải nói là ít ai có được, đó là nên duyên với một tâm hồn đồng điệu. Người bạn đời của cô là nhà nghiên cứu nhạc dân tộc, Trần Quang Hải, đang trình diễn bên Na-uy cũng cố bay sang Hoa thịnh Đốn để tham gia buổi kỷ niệm này.

Trần Quang Hải và Bạch Yến ngâm “Yêu nhau cởi áo cho nhau …” trong nhiều điệu ngâm

Được biết là nhạc sư Trần Quang Hải sẽ cống hiến khán thính giả các màn trình diễn đặc biệt của ông sau nhiều chục năm nghiên cứu về âm thanh, như đàn môi, như hát đồng song thanh, … Thy Nga đã tìm hỏi ông chi tiết về kỹ thuật các màn đó như thế nào để quý vị rõ trước khi thưởng thức.

(Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

 

Theo dòng câu chuyện

 

- Đôi nghệ sĩ Bạch Yến – Trần Quang Hải trong buổi trình diễn “Bạch Yến 50 năm ca hát với đời” (phần 2)

© 2006 Radio Free Asia


TRẦN QUỐC BẢO : SINH HOẠT NGHỆ SĨ KỲ NÀY CÓ GÌ LẠ? 6.09.2013 USA.

$
0
0

SINH HOẠT NGHỆ SĨ KỲ NÀY CÓ GÌ LẠ?

6 septembre 2013, 01:19

(trích bài viết của Trần Quốc Bảo đăng trong tuần báo Viet Tide phát hành thứ sáu ngày 6 tháng 9 năm 2013)

Bài viết tiết lộ về câu chuyện mô tô bay của Bạch Yến được đăng tải trên báo Phụ Nữ Diễn Đàn phát hành ngày 30 tháng 11 năm 1957

Bài viết tiết lộ về câu chuyện mô tô bay của Bạch Yến được đăng tải trên báo Phụ Nữ Diễn Đàn phát hành ngày 30 tháng 11 năm 1957

Trong sách Hồi Ký “Tôi Đi Và Sống” của Bạch Yến, có một số thời điểm của những biến cố cuộc đời người nữ danh ca này không hoàn toàn ăn khớp với một số tài liệu cũ mà báo Phụ Nữ Diễn Đàn số 146 (phát hành ngày 30 tháng 11 năm 1957) đã phát hành ở miền Nam VN cách đây 56 năm, tuy nhiên, dù có những sai biệt vài tháng trời, hy vọng sẽ không làm giảm đi những giá trị của những biến cố này trong lòng bạn đọc.

Ai đã từng nghiên cứu và đọc qua những hồi ký về cuộc đời ca sĩ Bạch Yến, sẽ còn nhớ rõ về một số chi tiết quan trọng liên quan đến cô, điển hình như: “Bạch Yến tên thật Quách Thị Bạch Yến sinh năm 1942. Hát lần đầu tiên lúc 7 tuổi tại rạp Norodome Phnom Peng, Cao Miên. Năm 1953, cô đoạt giải Nhất Huy Chương Vàng Thi Ca Nhi Đồng do Đài Phát Thanh Pháp Á trao tặng. Năm 1954, nghệ sĩ BY biểu diễn mô tô bay. Năm 1956 trở lại với âm nhạc. Năm 1961, Bạch Yến sang Paris để trau giồi nghệ thuật. Được hãng dĩa Polydor mời thâu và đưa đi trình diễn một vòng qua Bỉ, Đức và Áo..”.

Để có thêm một số chi tiết có liên quan đến những khúc quanh trên của cuộc đời danh ca Bạch Yến, kính mời độc giả đọc thêm dưới đây những tài liệu được viết trên tờ Phụ Nữ Diễn Đàn số 146 (phát hành ngày 30 tháng 11 năm 1957), xin mời đọc:

SỐNG BÊN CÁI CHẾT

Trên sân, quanh bồ đã đông nghẹt khán giả. Ngoài kia tiếng máy phóng thanh vẫn oang oang lớn tiếng quảng cáo cho một trò ghê rợn. Trong bồ, đoàn nghệ sĩ tươi cười vui vẻ, sẵn sàng chờ tiếng còi lịnh của mẹ già để hiến cho khán giả những pha hồi hộp, hứng thú. Trông họ tự nhiên quá.

Nhưng có ai biết đâu tâm hồn họ đang nổi sóng? Ai biết đâu những cái bí ẩn bên trong của cuộc hợp tác rất nghệ sĩ (!), rất tốt đẹp (!) ấy? Nhưng kìa, tiếng xe máy đã nổ, người thiếu nữ duyên dáng đã vẫy tay chào chúng ta.. Một vòng, hai vòng, ba vòng.. Chiếc mô tô lên dần. Rồi vọt cao lên. Ghê rợn quá. Nhiều người nhắm mắt. Tôi cũng rùng mình nhắm mắt. Không biết có ai nghĩ gì không? Riêng tôi cảm động quá và rất thông cảm kiếp người nghệ sĩ.. vì nghề mà cũng vì cái sống- phải sống bên cái chết. Một rủi ro bất ngờ: bánh xe nổ, xẩy tay v.v.. còn chi một đời tài hoa? Chua chát quá!

- Từ Nghề Ca Sĩ..

Đoàn mô tô bay có nhiều người nhưng được nhắc nhở đến nhiều nhứt là cô Bạch Yến. Không phải vì cô xuất sắc hơn chị em (đoàn mô tô bay toàn người trong gia đình và tài nghệ thảy như nhau) mà chính vì trước khi vào nghề, Bạch Yến đã là một ca sĩ hữu danh.

Bạch Yến bắt đầu ca hay từ năm lên 8 (hình trên), ngoài những buổi ca cho đài phát thanh, cô còn biểu diễn thiết hài và ca trên các sân khấu tân nhạc. Hiện nay, giới mộ điệu vẫn chưa quên giọng ca êm mát của cô từ ngày nào..

- Sang Nghề Mô Tô Bay

Nhưng cuối năm 1955, người nữ ca sĩ ấy bỗng vắng bóng trong làng ca nhạc. Cô đã theo học nghề mô tô bay với ông cậu, chủ nhân đoàn Hùng Việt, với chị là cô Xuân Trường và em là cậu Thái Hoa. Học nghề nguy hiểm này, chị em Bạch Yến hy vọng sẽ giúp cho gia đình thoát cơn túng thiếu (cha cô mất sớm và chị cô ở ngoại quốc chưa về). Một mình mẹ cô phải bương chải nuôi dưỡng chị em cô.

Bạch Yến đã buồn bã nói: “Tôi biết lắm. Tôi biết nghề mô tô bay là một nghề nguy hiểm. Một phút rủi ro là tan nát cuộc đời, nhưng mẹ chúng tôi đã già. Chúng tôi lại không thể làm gì khác được. Thôi thì đành mạo hiểm vậy! Hơn nữa cái gì cũng có thể quen. Phút hồi hộp ban đầu đã qua. Bây giờ chúng tôi rất vững tinh thần để bay giúp vui cho khán giả. Hồi mới tập chúng tôi cũng ngán lắm chứ. Nhất là khi chị Xuân Trường bị té gẫy chơn. Chị em tôi khóc muốn hết nước mắt. Cũng may nhờ lòng hảo tâm của Ông bà Bác sĩ Đệ, chị tôi khỏi phải mang tật. và chúng tôi lại tiếp tục luyện tập để làm sinh kế chung cho gia đình.

- Lần Biểu Diễn Đầu Tiên

Đó là ngày 3 tháng 1 năm 1957 ở Cần Thơ. Lần này chị Xuân Trường và tôi được các cấp Quân Dân Chánh trong tỉnh hoan nghênh nhiệt liệt nhưng cũng không có gì nguy hiểm và chỉ là một cuộc biểu diễn đường trường. Tuy vậy, cũng nên nhìn nhận đó là những khích lệ quý báu để nung chí chúng tôi.

- Chuyến Bay Thứ Nhứt

Đây mới thật đáng ghi nhớ. Ngày 18 tháng 1 năm 1957 tại Bẩy Ngàn, chị em tôi biểu diễn bay trong cái bồ cao 5 thước rưỡi, bề kính 5 thước rưỡi (như đã thấy hiện nay trong Hội Chợ). Thú thật, tôi đã hồi hộp ghê lắm. Nhưng mọi việc đều êm đẹp trong sự tán thưởng nhiệt liệt của khán giả.

- Một Phen Kinh Khủng

Tôi đã ghi vào nhựt ký và nhớ mãi cái phút giây khủng khiếp đầu tiên này. Ngày 3 tháng 7 năm 1957, tại Cà Mau, trong một pha bay đua giữa tôi và em Hùng Quân (con cậu tôi) với tốc lực 60 cây số một giờ trong bồ, thình lình mô tô tôi mất thăng bằng. Tôi đang rối loạn tinh thần thì rầm một cái, một thân người lao xuống đất. Chiếc mô tô không người vẫn hung hăng rượt theo tôi một lúc mới rớt xuống. Tôi tuy sợ nhưng cũng cố điều khiển chiếc xe từ từ xuống sân để nhìn một cảnh đau thương: “Em Hùng Quân đang nằm oằn oại với cánh tay đã gẫy!”. Tôi chán nản quá muốn bỏ nghề nhưng hình ảnh mẹ tôi lại hiện ra”.

(còn tiếp một kỳ)

Ảnh trái: Bạch Yến chụp lúc 17 tuổi (1959) và ảnh phải chụp lúc 8 tuổi (1950)

Ảnh trái: Bạch Yến chụp lúc 17 tuổi (1959) và ảnh phải chụp lúc 8 tuổi (1950)

Ảnh Bạch Yến chụp chung với Mẹ và chị thời thơ ấu

Ảnh Bạch Yến chụp chung với Mẹ và chị thời thơ ấu

Trần Quốc Bảo kể lại cuộc tình và đám cưới 25 năm trước của đôi uyên ương Trọng Nghĩa – Mộng Lan

Trần Quốc Bảo kể lại cuộc tình và đám cưới 25 năm trước của đôi uyên ương Trọng Nghĩa – Mộng Lan

Cách đây vài tháng, vô tình trong một nhà hàng ở Bolsa, người viết gặp lại vợ chồng Trọng Nghĩa – Mộng Lan, hai người báo tin “Tháng 9 tới đây, tụi này làm kỷ niệm 25 năm thành hôn, mời anh đến nhé”, “Ô, 25 năm rồi sao?”, “Anh không nhớ là đã viết một bài rất cảm động cho buổi đám cưới tụi này 25 năm trước rồi sao, Mộng Lan đã cắt bài viết đó, bỏ vào album giữ làm kỷ niệm đến ngày hôm nay”. Ồi, thời gian 25 năm qua nhanh thật. Thoáng đó, mà một phần tư thế kỷ đã nhận chìm bao nhiêu hạnh phúc và cuốn đi nhiều khuôn mặt. Cũng khoảng thời gian 25 năm ấy, thử thách sóng gió trăm điều cũng dành cho rất nhiều những cuộc tình. Và trong số những lực sĩ đường trường đầy sức dẻo dai tuyệt vời đó, tôi đã thấy 2 bạn thân quý của mình, bàn tay vẫn nắm chặt bên nhau trên đoạn đường dài: Trọng Nghĩa – Mộng Lan.

     Tôi đến Mỹ tháng 7 năm 1980. Người bạn thân thiết đầu tiên của tôi ở xứ này kéo dài cho đến bây giờ là Hồ Văn Xuân Nhi. Cuối năm 1981, HVXN giúp tôi phát hành tập nhạc Tình Khúc Trần Quốc Bảo gồm 10 ca khúc tôi viết trên con đường lưu vong và 4 ca khúc phổ nhạc từ Thánh Kinh. Trong tập nhạc đó, còn có sự góp tình của nhiều nhạc sĩ khác như Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang, Lê Uyên Phương, Vũ Đức Nghiêm, Trường Hải, Từ Công Phụng (thơ Du Tử Lê), Việt Dzũng, Nguyệt Ánh.. và một bài của Trọng Nghĩa phổ thơ Vũ Kiện mang tên Gửi Em Bé Đảo Ánh Sáng. Nhờ những nhạc phẩm của những nhạc sĩ nổi tiếng trên, 100 tập nhạc tôi để ở Tú Quỳnh cũng dần dà được tiêu thụ hết.

    Qua tập nhạc này, tôi nhớ lại tình bạn giữa tôi và Trọng Nghĩa đã có từ 32 năm trước. Thật ra, trước khi gặp Trọng Nghĩa ngoài đời, tôi đã quý tài năng Anh, khi ở SG những năm 1974, người viết đã nghe Anh thu băng những ca khúc như Nàng (Elle e1tait belle), Thôi Ta Xa Nhau (Adieu Sois Heureux), Trao Em Lời Yêu Dấu (Si Je Te Demande), Hãy Đến Với Anh Đêm Nay.. trong những cuốn băng nhạc của Ngọc Chánh (Nhạc Trẻ), Kỳ Phát (Thế Giới Nhạc Trẻ), Vũ Xuân Hùng – Nguyễn Duy Biên (Tình Ca Nhạc Trẻ).. Riêng Trọng Nghĩa, trí nhớ còn giỏi hơn, Anh nhắc: “Tụi mình gặp nhau lần đầu là năm 1981 ở nhà chị Khánh Ly. Lúc ấy có nhà thơ Du Tử Lê, Trịnh Nam Sơn.. hay ghé tới chơi. Vậy mà đã 32 năm rồi…”.

     Buổi chiều hôm nay, trước giờ gửi bài (4/9/2013), người viết nhận một lá email từ Trọng Nghĩa. Anh viết: “Cảm ơn Bảo và những ân tình Bảo đã dành cho TN & ML từ hơn 1/4 thế kỷ qua! Nghệ sĩ gọi TN & ML là cặp vợ chồng “dinosaurs”, tức là cặp vợ chồng “khủng long”, qua bao nhiêu thăng trầm, cay đắng, nhất quyết không chịu bỏ nhau, vẫn cứ ở lì với nhau cho đến hôm nay! Bảo có thấy lạ không? Bảo ơi, kèm theo đây là bài viết mà Bảo đã viết mừng đám cưới TN & ML cách đây ¼ thế kỷ. Thương mến chúc Bảo thật nhiều an vui và may mắn trong cuộc sống! TN&ML”.

     Lá email còn kèm theo một bài tôi đã viết cho cuộc tình họ 25 năm trước. ¼ thế kỷ trước, thấy mình viết ngô nghê quá, tuy nhiên, xin được đăng lại vì thấy những lời chúc của mình ngày nào nay đã ứng nghiệm gần suốt con đường dài. Xin mời bạn đọc lại:

Ngày Em Thắp sao trời… (18/9/1988)    

     Chiều Chúa nhật 18/9/1988 vừa qua, là ngày vui lớn của người nam ca sĩ đang được nhiều cảm tình nhất hiện nay: Trọng Nghĩa. Trong Nghĩa cưới vợ, là tin vui chung của làng nghệ sĩ vùng quận Cam. Mừng cho Trọng Nghĩa, và chúc Nghĩa-Lan trăm năm vẫn bền chặt dây hạnh phúc.

Tên tuổi anh được bắt đầu biết đến, và nổi bật, từ khoảng một năm nay, khi anh dọn về vùng quận Cam để lập nghiệp. Trước đó, Trọng Nghĩa là ca sĩ hàng đầu của vùng Montréal, Canada. Anh không phải là một nghệ sĩ mới, mà là một nghệ sĩ đã bước vào sinh hoạt làng Du ca từ rất nhiều năm qua, từ những ngày Saigon chưa đổi chủ, từ những ngày tiếng hát những người nghệ sĩ miền Nam còn được tự do ngân vang ở những phòng trà ca nhạc, vũ trường, các đại nhạc hội.. Trọng Nghĩa đã đến từ lúc đó.

Tại Canada, Trọng Nghĩa là một trong những cột trụ của làng du ca qua phong trào Hưng Ca. Trọng Nghĩa sáng tác nhiều ca khúc mới năm 83, 84 phổ theo nhiều bài thơ của nhiều nhà thơ nổi tiếng, trong đó có nhiều nhất là Vũ Kiện và Bắc Phong. Nhạc của Trọng Nghĩa, có âm hưởng lạ lùng và lôi cuốn người nghe. Dòng nhạc chất ngất cao, đưa lòng người lên tận một cõi rung cảm cao vút. Dòng nhạc, mà người nghe phải im lặng, sợ rằng một tiếng động nhỏ thôi, cũng đủ làm vỡ tan âm thanh tuyệt vời của nhạc khúc. Dòng nhạc, đã làm chảy nước mắt nhiều người. Những nhạc phẩm được viết từ tấm lòng Việt Nam tha thiết của người nam nghệ sĩ này. Những nhạc phẩm, như một lời kinh cho thuyền nhân trên biển Đông. Những nhạc phẩm, như tiếng oán than của người đã mất người thân, cho một cuộc hành trình tìm tự do. Những nhạc phẩm chua xót, ngậm ngùi, bi ai cho một Việt Nam đang đau thương, oằn oại.

Nhạc của Trọng Nghĩa được viết, bởi một con người nặng tình nghĩa quê hương, dân tộc. Nhạc của anh, là một điểm son của âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại, bởi vì, từ những ca khúc của Trọng Nghĩa, là một chiều sâu của nghệ thuật, và những người làm nghệ thuật, yêu nghệ thuật, và biết giá trị của nghệ thuật, sẽ phải nhìn nhận. Trọng Nghĩa không bao giờ viết nhạc vội vã, hấp tấp theo nhu cầu của thị trường. Với anh, âm nhạc không thể là một sự mua bán, không thể là một phương tiện kiếm tiền. Âm nhạc là một nghệ thuật vô giá, và Trọng Nghĩa làm nhạc, vì anh yêu nghệ thuật.

Năm 1984, Trọng Nghĩa thực hiện một cuốn băng nhạc, nhưng chỉ dành riêng cho bạn hữu. Những ca khúc do anh soạn, với cả con tim và trí óc, đã làm mọi người ngẩn ngơ, bàng hoàng. Nhạc Trọng Nghĩa tình quá, tuyệt vời quá, muốn cắn răng đừng bật khóc, mà nước mắt vẫn chảy. Nhạc Trọng Nghĩa không ai có thể phủ nhận chiều sâu giá trị. Vậy sao Trọng Nghĩa chưa chịu ra băng để bán? Chắc chắn phải chạy lắm. Trọng Nghĩa lắc đầu. Chưa có tiền. Cứ để từ từ. Làm quà riêng cho bằng hữu trước đã.

Rồi Trọng Nghĩa giã từ Canada, sau nhiều năm sinh sống và gây dựng được tinh thần du ca Việt Nam tại xứ Bác Mỹ này, qua phong trào Hưng Ca Việt Nam, cùng với Nguyễn Hữu Nghĩa. Anh rời Canada, những người ở đó quyến luyến mến thương. Anh rời Canada, mọi người buồn bã, vì không còn nhiều cơ hội để nghe anh hát ở những buổi sinh hoạt cộng đồng, ở những đêm văn nghệ cho đồng bào tôi… Canada mất đi một con người thật dễ mến, nhã nhặn. Và Trọng Nghĩa về Cali, vùng đất ấm áp của người Việt Nam tị nạn. Chỉ hơn một năm sau, “Mùa Thu Xa Em”, cuốn băng đầu tay của Trọng Nghĩa, đã được Diễm Xưa – 1 trung tâm băng nhạc lớn ở đây, chọn lọc phát hành. Trọng Nghĩa trở thành một trong những nam ca sĩ, có nhiều thu hút trong vùng Orange County. Băng nhạc Trọng Nghĩa bán chạy, không thua một cuốn băng nào khác. Mọi chương trình văn nghệ, nhất là văn nghệ thuyền nhân, cho quê hương, Trọng Nghĩa đều có mặt. Các nhà sản xuất băng nhạc đều nghĩ đến Trọng Nghĩa, khi muốn tìm kiếm một giọng nam có sức thu hút. Các nhà tổ chức show đều gọi Trọng Nghĩa, khi muốn có một show thật độc đáo. Và Trọng Nghĩa đang là một tên tuổi được nhắc nhở nhiều hôm nay. Bản tính của anh hiền lành, chân thật với bạn bè, và cư xử mọi người rất có tình, có nghĩa. Trọng Nghĩa được bạn bè thương, được khán giả mến, được báo chí quí. Anh là một nghệ sĩ có phong cách. Muốn biết về tài năng của Trọng Nghĩa, hãy tìm mua các băng nhạc anh hát. Giọng hát của Trọng Nghĩa cao vút, và chứa đựng một làn hơi mãnh liệt, phong phú. Giọng hát này, hai mươi năm nữa, vẫn sẽ mãi còn là một giọng hát được nhiều mến mộ.      Trọng Nghĩa cưới vợ, được đông đảo bạn bè đến chúc mừng. Cho thấy được cái tình mọi người dành cho anh. Mừng cho Trọng Nghĩa có một năm nhiều may mắn: cưới vợ đẹp, công danh đang ở đà lên cao. Mừng anh, và mong anh còn giữ mãi tấm lòng đã được mọi người thương yêu.

Trần Quốc Bảo (18 tháng 9 năm 1988)”

Đăng lại bài viết xưa với những lời chúc ngày cũ, xin chép lại và ghi đậm: “Mừng cho Trọng Nghĩa, và chúc Nghĩa-Lan trăm năm vẫn bền chặt dây hạnh phúc”. 25 năm sau, dây leo hạnh phúc vẫn mãi quấn quýt bên nhau. Xin tặng 2 bạn mình những câu thơ của thi sĩ Đỗ Trung Quân nói về một cuộc tình già nhưng luôn mãi trẻ:

Anh cầu mong chẳng phải bây giờ.

Mà khi tóc đã hoa râm

Khi mái đầu đã bạc

Khi đã trải qua những giông bão biển bờ

Vẫn còn thấy tựa trên vai mình

Một tình yêu không thất lạc..(thơ ĐTQ)

Tình yêu bạn tôi ơi, xin mãi mang tên: Hạnh Phúc.

Mộng Lan - Trọng Nghĩa

Mộng Lan – Trọng Nghĩa

Hàng đứng từ trái sang phải: Ming Nguy, TQBảo, Mỹ Lan, Richard Long, Hùng Tektronic và hàng ngồi với Tuấn Vũ, Phạm Huy Du, Thanh Phương, Kiều Diễm, Bé Tí

Hàng đứng từ trái sang phải: Ming Nguy, TQBảo, Mỹ Lan, Richard Long, Hùng Tektronic và hàng ngồi với Tuấn Vũ, Phạm Huy Du, Thanh Phương, Kiều Diễm, Bé Tí

     Ở nghệ sĩ hài Bé Tí, dáng dấp thì bé nhỏ, nhưng tình yêu tình bạn của nàng lại rất mênh mông. Tối thứ tư tuần trước (28/8), một đêm thật say thật vui tại nhà anh Minh và người đẹp Mai Ly, chủ nhân tiệm vàng trong thương xá Phước Lộc Thọ, tổ chức tiệc sinh nhật bất ngờ cho Bé Tí, có sự tham dự của nhiều tình thân như Anh Hùng (chủ nhân tiệm bán đồ điện tử Tektronic trong khu VHN Television và Saigon Performing Art), Hoa Hậu Kiều Diễm, nhiếp ảnh Richard Long, người đẹp Thanh Phương (chủ nhân tiệm mỹ phẩm Queen’s Secret trong khu Phước Lộc Thọ), Mai (chủ nhân nhà hàng Ngự Bình), Hoàng Khải (nhà tổ chức show), Lý Tiểu Long (tài tử – bạn Bé Tí) cùng các ca sĩ Tuấn Vũ, Mỹ Lan, Phạm Huy Du, Nguyễn Tiến Dũng, Miki Vy, Quách Tuấn Đức, TQB.. Đêm nay, Tuấn Vũ đích thân nấu nhiều món nhậu rất ngon phục vụ bạn bè, còn vợ chồng AC Minh – Mai Ly lo tiếp rượu liên tục đến nỗi người đẹp Mai Ngự Bình “xỉn” thấy rõ. Vui nhất, là màn chụp hình, với hàng chục nón đủ kiểu đủ màu hiệu LV được người đẹp Mai Ly mua về từ Las Vegas.. Nàng bắt mọi người phải đội để chụp ảnh kỷ niệm, nhờ thế mà đêm Bé Tí, mọi người đều có dịp biến thành.. người mẫu.

Mai Ly hoảng hồn khi Miki Vy nổi quạu chĩa súng qua Bé Tí: "Đâu, quà mừng sinh nhật đâu, đưa hết cho ta".

Mai Ly hoảng hồn khi Miki Vy nổi quạu chĩa súng qua Bé Tí: “Đâu, quà mừng sinh nhật đâu, đưa hết cho ta”.

Miki Vy và TQB trong lúc đóng phim Khi Xưa Ta Bé.. "Anh hiên ngang giơ súng ngay tim. Em ngã trên sân.. Bang bang".

Miki Vy và TQB trong lúc đóng phim Khi Xưa Ta Bé.. “Anh hiên ngang giơ súng ngay tim. Em ngã trên sân.. Bang bang”.

Sinh nhật Bé Tí thật vui tại nhà người đẹp Mai Ly. Trong ảnh hàng đứng từ trái sang phải: Ca sĩ Phạm Huy Du, Quách Tuấn Đức, Trần Quốc Bảo và hàng ngồi từ trái với Miki Vy, Kiều Diễm, Mai Ly, Ming Nguy, Thanh Phương, Mỹ Lan, Tuấn Vũ

Sinh nhật Bé Tí thật vui tại nhà người đẹp Mai Ly. Trong ảnh hàng đứng từ trái sang phải: Ca sĩ Phạm Huy Du, Quách Tuấn Đức, Trần Quốc Bảo và hàng ngồi từ trái với Miki Vy, Kiều Diễm, Mai Ly, Ming Nguy, Thanh Phương, Mỹ Lan, Tuấn Vũ

Từ trái sang phải: Miki Vy, Kiều Diễm, Bé Tí, Mai Ly, TQB, Thanh Phương trong giờ thổi đèn cầy sinh nhật

Từ trái sang phải: Miki Vy, Kiều Diễm, Bé Tí, Mai Ly, TQB, Thanh Phương trong giờ thổi đèn cầy sinh nhật

Ảnh trái: Tuấn Vũ và Bé Tí đang tạo dáng cao bồi và ảnh phải từ trái sang: Bé Tí, Long, Mai Ly, Mai Ngự Bình, TQB, Thanh Phương, Nguyễn Tiến Dũng

Ảnh trái: Tuấn Vũ và Bé Tí đang tạo dáng cao bồi và ảnh phải từ trái sang: Bé Tí, Long, Mai Ly, Mai Ngự Bình, TQB, Thanh Phương, Nguyễn Tiến Dũng

Người đẹp Thanh Phương (chủ nhân tiệm mỹ phẩm Queen's Secret và Mai Tiểu Thơ (chủ nhân nhà hàng Ngự Bình)

Người đẹp Thanh Phương (chủ nhân tiệm mỹ phẩm Queen’s Secret và Mai Tiểu Thơ (chủ nhân nhà hàng Ngự Bình)

Chiếc bánh sinh nhật ngọt ngào của Bé Tí

Chiếc bánh sinh nhật ngọt ngào của Bé Tí

Thẩm Thúy Hằng nổi danh nhanh như chớp từ thuở cô 16 tuổi ghi danh cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh của hãng phim Mỹ Vân cho bộ phim đầu tiên có tên Người Đẹp Bình Dương. Nhưng ít ai biết rằng, trước đó, cô bé Nguyễn Kim Phụng (tên thật của TTH) đã từng một thời viết báo lấy tên Thụy Hằng.   Khi được hỏi tên Thẩm Thúy Hằng do ai đặt, cô đã trả lời: Hằng đặt chứ còn ai, hồi còn đi học Hằng viết báo.. À.. hồi đó Hằng cũng viết báo nữa chứ bộ. Hằng viết báo lấy tên là Thụy Hằng, nhưng kể từ khi bước vào nghệ thuật, Hằng đổi Thụy lại thành Thúy và đem ở đầu họ Thẩm để kỷ niệm hai người thầy dậy cũ của Hằng, đó là thầy việt văn Thẩm Thệ Hà và thầy dậy nhạc Thẩm Oánh. Tài liệu này người viết có được, xin cám ơn đến HT, từ Sàigòn đã gửi sang.    Trên internet hiện nay, rất nhiều điểm sai lạc về ngày tháng năm sinh của Thẩm Thúy Hằng, ngay cả trong Wikipedia, Bách Khoa Toàn Thư Mở này còn ghi chú ngày tháng năm sinh của Thẩm Thúy Hằng là 20 tháng 10 năm 1940 nhưng có một lần, để tìm biết chính xác, người viết đã nhờ nghệ sĩ Giang Kim hỏi thẳng Thẩm Thúy Hằng, và Người Đẹp Bình Dương cuối cùng đã xác nhận, ngày tháng năm ra đời chính xác của cô là ngày 24 tháng 12 năm 1941 .

Những cánh chim trường Lasan Mossard một thời nay hội ngộ tại nhà Trần Quân trưa Chủ Nhật ngày 1 tháng 9 năm 2013. Từ trái sang phải hàng dưới: TQB, Trần Quân, Hoàng Khiêm, Phùng Hiển Oai, Dương Thanh Phi và hàng trên với Đăng, Quang và A. Võ Khắc Hiếu

Những cánh chim trường Lasan Mossard một thời nay hội ngộ tại nhà Trần Quân trưa Chủ Nhật ngày 1 tháng 9 năm 2013. Từ trái sang phải hàng dưới: TQB, Trần Quân, Hoàng Khiêm, Phùng Hiển Oai, Dương Thanh Phi và hàng trên với Đăng, Quang và A. Võ Khắc Hiếu

 Như cánh chim vỡ tổ, những học trò ngày nào của trường Lasan Mossard (Thủ Đức) giờ đây lưu lạc mỗi đứa một phương trời. 38 năm dài, kẻ còn người mất, trong số đó, đau buồn nhất là tin Frère Maurice Nguyễn Phú Triều từ trần tháng 5 năm 1993, và mới đây nhất là sự ra đi khá bất ngờ của Frère Hiệu Trưởng Fidele Nguyễn Văn Linh ngày 16 tháng 5 năm 2013. Thế là hết. Đó là những kỷ niệm muôn đời khó quên của người viết và của những cậu bé học sinh từng học ở Mossard, một ngôi trường dòng trên ngọn đồi Thủ Đức. Làm sao quên được những ánh mắt uy nghiêm, đôi lúc lạnh lùng và ngay cả những lúc bị đòn roi hằn nét, những lần bị ném chìa khóa sưng to cả đầu, những đêm bị phạt đứng picket cả mấy tiếng đồng hồ bị muỗi cắn sưng người.. vẫn không thể nào làm cho những học trò giận ghét các frères, các thầy, nhất là sau này, khi sống giữa một xã hội phức tạp, càng thấy công lao các Frere cao nặng thâm sâu là bao.

     Buổi trưa Chủ Nhật ngày 1 tháng 9, một picnic nho nhỏ tại nhà Trần Quân, cậu học trò lớp 7, lớp 8 ngày nào của Mossard, mới 13 tuổi đã mang lại nhiều giải vô địch Bóng Bàn cho trường nhà, cho Quận Thủ Đức.. Ngày đó Trần Quân ít nói, 40 năm sau gặp lại, cũng không thay đổi bao nhiêu. Quân đánh banh, tạt banh, tiêu banh.. nhanh và mạnh như sấm sét nhưng khi nói chuyện lại rất chậm rãi hiền hòa, quý trọng bạn bè. Buổi trưa hội ngộ kỳ này của lớp chúng tôi chỉ có Trần Quân (chủ nhà), Phùng Hiển Oai, Dương Thanh Phi, Hoàng Khiêm, TQB và 3 khuôn mặt đặc biệt: Anh Võ Khắc Hiếu (trên một lớp) và là người cũng hy sinh rất nhiều đứng ra tổ chức những lần hội ngộ Mossard cả mấy trăm người về dự hồi tháng 7 vừa qua. Ngoài ra, còn có Đăng và Quang (lớp Mossard nhỏ hơn) cũng lên tham dự. Rất tiếc, kỳ này thiếu các bạn Hoàng Tuyên (trưởng lớp), Đào Quốc Việt (SJ), Đăng Trần Tuấn (SJ), Vinh (Virginia), Nguyễn Hùng Cường, Trịnh Quang Trung (Canada), Nguyễn Công Tạo (Minnesota), Châu Quốc Anh (Áo), Trần Thanh Xán, Huỳnh Nghĩa Toàn, Lâm Bích Phong, Phù Văn Phước (Úc), Hà Minh THiện (Thụy Sĩ), Hồ Hoàng Hà (Đức) và những tình thân ở Quận Cam như Đỗ Nguyên, Trần Quốc Tú, Trần Quốc Bình, Quách Ngọc Tiến, Nguyễn Phước Dũng, Hà Dzuy Sĩ.. Và nếu có phép lạ nhiệm màu, biết đâu một ngày nào đó, bạn bè sẽ có dịp gặp lại những tình thân như Nguyễn Văn Châu, Du Minh, Nguyễn Sơn Hùng, Paul Hoàng Diệu.. nghe nói đã rời VN nhưng không rõ trôi giạt về đâu, và riêng những người bạn còn ở VN như Uông Quốc Tuấn, Hoac Kim Hòa, Trần Văn Tài, Phạm Danh Nhân, Nguyễn Văn Hùng (Hùng Playboy).. biết bao giờ có một buổi họp mặt chung đầy đủ.

    Như một lời nhạc nào đó đã viết: “Mùa Xuân ơi hãy cứ đi qua cuộc đời tôi nhưng đừng để lại dấu vết ở nơi này”.. Vâng, xin thời gian cứ trôi, nhưng đừng để lại trong tâm hồn người những muộn phiền, những khắc khoải.. Mọi thứ có thể chìm vào quên lãng, ngoại trừ tuổi thơ nơi ngôi trường Mossard thương yêu. Xin mãi là như thế.

Những bạn bè sau 40 năm xa cách có biết bao nhiêu điều để nói về ngôi trường xưa

Những bạn bè sau 40 năm xa cách có biết bao nhiêu điều để nói về ngôi trường xưa

Cám ơn chủ nhà Trần Quân và các bạn Mossard đã tiếp tay lo buổi ăn trưa thật chu đáo.

Cám ơn chủ nhà Trần Quân và các bạn Mossard đã tiếp tay lo buổi ăn trưa thật chu đáo.

Nhìn hồ tắm này lại nhớ piscine Mossard ngày nào

Nhìn hồ tắm này lại nhớ piscine Mossard ngày nào

Từ trái sang: Dương Thanh Phi, TQB, má của Trần Quân, Trần Quân, Hoàng Khiêm. Hẹn gặp nhau ngày 24 tháng 4 năm sau trong ngày sinh nhật của thân mẫu Trần Quân.

Từ trái sang: Dương Thanh Phi, TQB, má của Trần Quân, Trần Quân, Hoàng Khiêm. Hẹn gặp nhau ngày 24 tháng 4 năm sau trong ngày sinh nhật của thân mẫu Trần Quân.

Ảnh lưu niệm của Đoàn Quốc Đạt tại nhà Trần Quân

Ảnh lưu niệm của Đoàn Quốc Đạt tại nhà Trần Quân

THANH THÚY sau buổi thu hình cho TT Asia tuần qua tại San Diego đã gọi cho người viết báo tin, nếu không có gì trở ngại, đêm Vinh Danh nhạc sĩ Trúc Phương sẽ được tổ chức vào tháng 11 năm nay tại một địa điểm ở Quận Cam. Tôi biết chị rất vui khi báo tin này, vì ước mơ làm một đêm Vinh Danh cho người nhạc sĩ có gần trăm ca khúc Bolero nổi tiếng, chị và một số thân hữu đã ôm ấp từ lâu. Nhưng vì thời gian, sức khỏe không cho phép, nhất là hiện nay chị cư ngụ ở Sacramento, mỗi khi lên xuống Quận Cam để lo tổ chức một chuyện gì, quả là không dễ.. vì thế, mơ ước thì luôn có nhưng khi bắt tay thực hiện, lại vô cùng gian khó. Đêm Vinh Danh Nhạc Sĩ Trúc Phương sẽ có nhiều ý nghĩa, khi phần quan trọng nhất, giờ Trúc Phương, sẽ có nhiều ca sĩ lên hát những bài ca nổi tiếng của Ông như Tàu đêm năm cũ, Nửa đêm ngoài phố, Thói đời, Buồn trong kỷ niệm.. Ban nhạc trình diễn trong đêm này, sẽ là Linh Guitar, con trai của nhạc sĩ Trúc Phương và các bạn phụ trách. 

   KHẢI HUY ENTERTAIMENT sẽ có một đêm ca nhạc dạ vũ chủ đề Tình Thu tổ chức vào lúc 7g chiều thứ sáu ngày 6 tháng 9 tại Sea Food Restaurant với sự tham dự của nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Huỳnh Phi Tiễn (TT Asia), Thùy Vân, Minh Hoàng (Las Vegas), Khánh Trân, Xuân Đào, Vân An, Trung Kiên (Úc Châu), Vy Hà, Ánh Hồng, Hà Trúc Mai, Diễm Quỳnh cùng với ban nhạc All Stars Band.

Giá vé VIP 50$ và đồng hạng 35$. Đặc biệt mua 4 vé tặng thêm 1 vé. Mua bàn VIP 10 người được tặng một chai rượu đỏ. Tiệc 7 món. Tặng free nước ngọt.

Vé mua trước tại Khải Huy (714)724-2563 và tại TT Tú Quỳnh (714)531-4284, TT Bích Thu Vân (714)897-4519

    VIET TIDE SHOW - tháng 11 tới đây mới có poster chính thức với đầy đủ danh sách những nghệ sĩ, những ân tình nhận lời tham dự Đêm Viet Tide Chủ Nhật ngày 15 tháng 12/2013 tại vũ trường Bleu. Tuy nhiên, theo tin được biết, đã có rất nhiều ca nhạc sĩ nhận lời tham dự khiến Cô chủ nhiệm vô cùng cảm động. MC Ngọc Phu cho biết: “Viet Tide là một tờ báo uy tín, nên đêm 15 tháng 12 sẽ làm một đêm hội ngộ nhiều điều tốt đẹp về mọi mặt”. Các ca sĩ Phượng Linh, Thùy Linh (Maxim), Mỹ Lan, Ý Nhi, Kenny Thái.. đồng ý hoàn toàn với nhận xét của nghệ sĩ Ngọc Phu.

Người đẹp Thanh Phương, chủ nhân tiệm Queen’s Secret (trong khu Phước Lộc Thọ) cũng đã vui vẻ nhận lời bán vé cho Viet Tide Show đêm này. Vậy là, trên 400 khách tham dự, vừa nhận được Báo Xuân Viet Tide, vừa được thưởng thức một chương trình ca nhạc dạ vũ thật hào hứng, quả là một đêm họp mặt nhiều ý nghĩa.


VŨ HOÀNG : Danh ca BẠCH YẾN, phỏng vấn đài RFA, Hoa Kỳ , 3 tháng 9, 2013

$
0
0

Danh ca Bạch Yến

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-09-03
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

09032013-bach-yen-singer.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Danh ca Bạch Yến
Danh ca Bạch Yến
Files photos
 

 Nghe bài này

Là một trong 10 người được mệnh danh là “nữ ca sĩ có sức ảnh hưởng nhất Việt Nam”, danh ca Bạch Yến sau hơn 50 đứng trên ánh đèn sân khấu, vẫn với chất giọng trầm thuở nào, bà đã đang và sẽ còn làm mê hoặc nhiều thế hệ người nghe nhạc.

Một tuổi thơ đầy cơ cực

Âm nhạc đã đến với bà từ rất sớm, năm 7 tuổi, bà bắt đầu hát tại rạp Norodome Phnom Penh của Campuchia, đến khi 11 tuổi bà được giải nhất, huy chương vàng của đài phát thanh Pháp Á tổ chức. Và bà chính thức bước vào con đường ca hát năm 14 tuổi.

Có một lần ngang qua phòng trà, liều nhảy lên xin hát đại, lúc đó 14 tuổi, người ta thấy mình hát được vì mình cũng dạn dĩ, chắc mình cũng có duyên gì đó với âm nhạc, thành ra, anh Mạnh Phát và Ngọc Bích thấy mình hát như vậy cũng đồng ý, nói ngày mai quay trở lại và cho hát và như vậy là có chỗ hát là phòng trà Trúc Lâm.

Thế nhưng ít ai biết được bà đã trải qua một tuổi thơ đầy cơ cực, khi cha bà muốn đưa gia đình về sống ở Nam Vang trong khi mẹ của bà lại muốn ở lại Việt Nam để các con không bị mất gốc. Cha mẹ chia tay, bà phải gồng vai phụ giúp mẹ bằng việc gia nhập một gánh xiếc với vai trò người lái mô tô bay.

Rất may mắn là có một người cậu dạy cho đi moto bay, điều này chỉ cần can đảm và chịu khó luyện tập là mình có thể trở thành một nghệ làm xiếc mô tô bay. Nhưng rồi sau khi trình diễn mô tô bay hơn 2 năm, gần 3 năm, lần chót cùng biểu diễn ở Hội chợ Thị Nghè bị té xuống…

Bạch Yến

Hồi mà đi mô tô bay cũng là định mệnh khiến cho mình phải đổi nghề vì lúc đó nhà cửa bị cháy hết, người cha thì đi xa, mẹ thì không muốn trở lại, sống rất eo hẹp, khi mình bị đói, mình làm bất cứ một điều gì để sống. Rất may mắn là có một người cậu dạy cho đi moto bay, điều này chỉ cần can đảm và chịu khó luyện tập là mình có thể trở thành một nghệ làm xiếc mô tô bay. Nhưng rồi sau khi trình diễn mô tô bay hơn 2 năm, gần 3 năm, lần chót cùng biểu diễn ở Hội chợ Thị Nghè bị té xuống, bầm bên màng tang, rồi dập vài cái xương sườn, không ngờ ngày nay, khi mình có tuổi, mắt mình có vết nứt, nên hơi khó khăn một chút, không được thấy rõ một bên.

Thành công

Sau nhiều thăng trầm của cuộc sống, cộng với niềm đam mê ca hát và sự học hỏi trong nghề cầm ca, bà đã có những bước tiến dài trên con đường nghệ thuật. Bà cùng mẹ sang Pháp năm 1961 để học phương pháp hát nhạc Tây Phương, sau khi trở về nước, đến năm 1965, bà được chương trình Ed Sullivan Show nổi tiếng của Mỹ mời để góp mặt khi muốn giới thiệu tiếng hát đặc biệt của bà đến khán giả Hoa Kỳ.

 

Ca sĩ Bạch Yến (những năm 60). Files photos
Ca sĩ Bạch Yến (những năm 60). Files photos

 

Thế nhưng chuyến đi 12 ngày ấy của bà đã biến thành một quãng đời dài 12 năm mà bà gắn liền với xứ sở Cờ Hoa sau đó. Trong suốt quãng thời gian từ 1965 đến 1978, bà là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên và cũng là duy nhất có cơ hội đứng chung cùng sân khấu với nhiều nghệ sĩ tên tuổi Hoa Kỳ như Bob Hope, Bing Crosby, Joey Bishop, Mike Douglas… bà cũng hát được 5 thứ tiếng khác nhau: Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ý hoặc Do Thái cùng với những điệu twist vô cùng độc đáo.

Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, năm 1978, cơ duyên đến với bà, khi bà gặp giáo sư nghiên cứu âm nhạc dân tộc Trần Quang Hải, chỉ vẻn vẹn trong một thời gian ngắn, 2 người đã nên nghĩa vợ chồng. Sau bao hào quang của một nghệ sĩ lừng danh tên tuổi, bà đã đánh đổi dòng tân nhạc để chuyển sang hát dòng nhạc dân ca:

Thời gian từ 1965 đến 1978, bà là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên và cũng là duy nhất có cơ hội đứng chung cùng sân khấu với nhiều nghệ sĩ tên tuổi Hoa Kỳ như Bob Hope, Bing Crosby, Joey Bishop, Mike Douglas… bà cũng hát được 5 thứ tiếng khác nhau: Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ý hoặc Do Thái

Bạch Yến

Điều thứ nhất là cô rất thích được hát nhạc dân ca từ xưa tới nay, mà chưa có cơ hội và kế đó, khi đi diễn với chú thì có vợ, có chồng, chứ nếu cô tiếp tục hát tân nhạc, thì 3 tháng mới được gặp chú một lần, bởi cô làm việc bên Mỹ, còn chú Hải làm việc bên Pháp, dường như lúc nào người phụ nữ cũng phải hi sinh. Ngoài chuyện hi sinh, thì cũng có một phần sở thích trong đó. Nếu nói về tài chính, cô hi sinh rất nhiều, vì đi làm tân nhạc kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng cô nghĩ rằng, làm tân nhạc chỉ vui một thời, còn làm nhạc dân ca thì sẽ sống mãi, cuộc sống của tân nhạc rất phù du, không phải tồn tại hoài.

Bà kể rằng, để thay đổi cả một dòng nhạc mà bà vốn theo đuổi bao năm, giờ bắt đầu lại từ đầu, có quá nhiều thách thức:

Rất là khó, rất là khó, cô chỉ hát được những bài thường thôi vì cô quen với tân nhạc rồi, thành ra muốn trở qua làm nhạc dân ca rất khó bởi cách trình bày cũng như cách dùng giọng của mình, rồi những luyến láy đòi hỏi mình phải hát rất Việt Nam, mà cô lại đi từ Tây phương quay trở về, thành ra khó hơn người nào chưa từng hát, nếu ai chưa từng hát, mà đi hát thẳng nhạc dân ca, thì sẽ dễ hơn nhiều lắm.

Cô đi với chú tính đến nay cũng đã hơn 30 năm rồi. Cô không hát những tác phẩm của chú vì khi làm nhạc dân ca là hát nhạc dân gian, bây giờ cô chuyên hát những bài hát ru, thí dụ như hát bài ầu ơ ví dầu, một điệu hát ru miền Nam thì như thế này…

Cô nghĩ rằng, khán giả đã bỏ thì giờ đến, mua vé đi vô coi mà mình không đáp ứng được sự chờ đợi của khán giả thì điều đó rất bậy, nếu có lỡ đau ốm, cô cũng ra hát đàng hoàng, rồi sau đó, ngã ra chết cũng được…đó là điều mình rất chú trọng…

Bạch Yến

Ngao du vòng quanh thế giới

Sau hơn 30 năm ngao du, biểu diễn trên hơn 70 quốc gia, cùng hàng ngàn xuất diễn, ông đàn bà hát, hai nghệ sĩ đã mang âm nhạc dân tộc Việt Nam đến giới thiệu với bạn bè khắp năm châu bốn bể:

Khi biểu diễn, trình bày nhạc dân ca cho người ngoại quốc nghe, thì (sự góp mặt của cô) cũng là thêm một bóng hồng trong chương trình, cho nó có màu sắc hơn. Khi chú trình bày và biểu diễn những cây đàn, nghe một lúc cũng sẽ hơi nhàm, khi cô xuất hiện, trình bày những bài hát ru xen kẽ, điểm đặc biệt đó là những bài hát không đệm đàn, kiểu acapella nên khán giả rất thích, để trình bày những bài hát ru đúng theo truyền thống, rất mộc mạc.

Giờ đây, khi đã “thất thập cổ lai hi” nhưng nghệ sĩ Bạch Yến vẫn giữ cho mình một thần thái và sắc vóc không tuổi. Bà gìn giữ sức khỏe bằng cách đi bộ 4 cây số mỗi ngày, uống nhiều nước và dù bận thế nào thì bà cũng bỏ ra 30 phút mỗi ngày để tập thanh nhạc. Bà có một niềm đam mê nho nhỏ là hết mực yêu thương chiếc áo dài Việt Nam và đó là trang phục biểu diễn mà bà thường sử dụng khi giới thiệu về văn hóa và âm nhạc dân tộc Việt.

Trước khi chia tay, danh ca Bạch Yến muốn được một lần nữa gửi tới những khán thính giả đã luôn sát cánh bên bà trong hơn nửa thế kỷ qua:

Lúc nào cũng thích gần gũi khán giả và luôn luôn kính trọng khán giả, mỗi lần ra diễn là diễn bằng cả con tim với tất cả hình dáng, vẻ người, vì khi diễn tả một bài hát là mình diễn tả cả tâm hồn, mình muốn khán giả đừng thất vọng. Nhất là bây giờ, khi mình đã đi hát trên 50 năm rồi, lúc nào khán giả đi coi mình cũng chờ đợi lắm, thành ra lúc nào mình cũng muốn để những người tới nghe mình vui lòng. Cô nghĩ rằng, khán giả đã bỏ thì giờ đến, mua vé đi vô coi mà mình không đáp ứng được sự chờ đợi của khán giả thì điều đó rất bậy, nếu có lỡ đau ốm, cô cũng ra hát đàng hoàng, rồi sau đó, ngã ra chết cũng được, mình yêu nghề, mình thích làm cho khán giả được thỏa mãn, được vui, đó là điều mình rất chú trọng…

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bach-yen-singer-09032013141922.html


CLB LE CERCLE PREMIER / NÉT VÒNG ĐẦU TIÊN : VIETNAM , ÂM NHẠC KHÔNG BIÊN GIỚI, Paris 6 tháng 10, 2013, 16giờ – 18giờ30

$
0
0

Câu lạc bộ Le Cercle Premier / Nét Vòng Đầu Tiên

 Ngày 6 tháng 10 năm 2013

 

Việt-Nam, Âm Nhạc Không Biên Giới

 

Kính mời quý đồng hương đến dự buổi trình diễn Nhạc Dân Tộc « Việt-Nam, Âm Nhạc Không Biên Giới » :

Các bài dân ca độc đáo của ba miền : Bắc Trung Nam qua tiếng hát điêu luyện của Anh Chi, Đình Đại, Ngọc Xuân,  Thi Mai Guitare : Thái Bình

 

 

Với sự hợp tác đặc biệt của danh ca Bạch Yến và nhà nghiên cứu nhạc dân tộc Trần Quang Hải – để khuyến khích các tài năng trẻ Paris.

Bạch Yến

bach yen

TQH portrait  528K Trần Quang Hải

Quý đồng hương sẽ ngạc nhiên và thích thú, Nhóm Trống Phù Đổng (Sài Gòn) sẽ trình bày một cái nhìn mới lạ về nghệ thuật trống Việt-Nam : Mai Thanh Sơn và Mai Thanh Nam, với sự đóng góp của hai nhạc sĩ chuyên nghiệp về trống, cựu sinh viên Trường Quốc Gia Âm Nhạc Paris :

mai thanh son, mai thanh namMai Thanh Sơn & Mai Thanh Nam

Yannick Monnot và Benoît Bourlet.

Crypte Ararat, 11 rue Martin-Bernard 75013 Paris Métro Tolbiac – Place d’Italie – Bus 62/57/67 trạm Tolbiac Bobillot.

de 16 heures à 18 h30     20 €

Liên lạc, giữ chỗ :Quang 01 45 89 58 32 / 06 19 03 10 26 buixuanquangparis@gmail.com

Bùi Xuân Quang

bui xuan quang

Câu lạc bộ Le Cercle Premier / Nét Vòng Đầu Tiên

 

Ngày 6 tháng 10 năm 2013


HÌNH BẠCH YẾN TRÊN GOOGLE.COM / BẠCH YẾN’S PHOTOS ON GOOGLE.COM

TRẦN QUỐC BẢO : CA SĨ UYÊN PHƯƠNG THOÁT CHẾT SAU CƠN LŨ LỊCH SỬ TẠI TIỂU BANG COLORADO, USA

$
0
0

CA SĨ UYÊN PHƯƠNG THOÁT CHẾT SAU CƠN LŨ LỊCH SỬ TẠI TIỂU BANG COLORADO

Image

27 octobre 2013, 03:58

(trích bài viết của Trần Quốc Bảo đăng trong tuần báo Viet Tide phát hành ngày 25 tháng 10 năm 2013)

 

     Tin tức trên radio thông báo về cơn lũ lịch sử tại tiểu bang Colorado xẩy ra vào ngày 11 tháng 9 vừa qua đã gây cho ít nhất 5 người thiệt mạng và hàng chục ngàn người phải sơ tán đã làm một số nghệ sĩ thân thiết với ca sĩ Uyên Phương rất lo lắng khi biết cô đang có mặt ở tiểu bang này. Colorado ngoài chuyện lũ lụt nguy hiểm, còn thường xuyên bị nạn sạt lở núi tuyết, và Uyên Phương trước đây vì yêu bộ môn trợt tuyết nên đã mua nhà sống tại đó hơn 30 năm dài. Nay thì gia đình cô đã dọn về Cali nhưng cứ bắt đầu vào tháng 10, Uyên Phương lại chuẩn bị valise hành lý về lại Denver để sống mấy tháng trời trên đỉnh tuyết lạnh.

   Khi radio thông báo tai nạn ở Colorado vừa xẩy ra, người viết cố gắng gọi máy điện thoại cầm tay cho Uyên Phương nhiều lần nhưng đều không có ai trả lời. Sau hai ngày trời tìm kiếm, tiếng hát “Yêu Dấu Tan Theo” đã gọi lại và cho biết chị đã vừa thoát hiểm trong gang tấc với trận mưa lũ tàn khốc  đó. Nhờ một cuộc hẹn bất ngờ, chị và gia đình đã rời khỏi thành phố Boulder trong vài giờ, chỉ một thời gian ngắn, cả 2 thành phố Lyon và Boulder đã hoàn toàn chìm trong biển nước mênh mông và trở thành 2 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận lụt lịch sử tại tiểu bang Colorado.

Gia đình ca sĩ Uyên Phương và thân hữu mỗi mùa đông đề về lại Colorado hưởng thú vui trợt tuyết với bạn bè

Gia đình ca sĩ Uyên Phương và thân hữu mỗi mùa đông đề về lại Colorado hưởng thú vui trợt tuyết với bạn bè

Cũng vì yêu bộ môn trợt tuyết này mà Uyên Phương thường bị trật gân tay chân..

Cũng vì yêu bộ môn trợt tuyết này mà Uyên Phương thường bị trật gân tay chân..

Giữa núi tuyết bao la..

Giữa núi tuyết bao la..

Uyên Phương còn có thú vui mạnh bạo khác đó là thả người trên không rơi xuống đất..

Uyên Phương còn có thú vui mạnh bạo khác đó là thả người trên không rơi xuống đất..

Sẽ có một dịp thật gần, TQB sẽ nói về bộ môn này, ngay tại khu Los Angeles, ai yếu tim không thể tham dự được..

Sẽ có một dịp thật gần, TQB sẽ nói về bộ môn này, ngay tại khu Los Angeles, ai yếu tim không thể tham dự được..

Uyên Phương trên bìa 1 bài nhạc trước 75

Uyên Phương trên bìa 1 bài nhạc trước 75

TQB, Uyên Phương, Thanh Thúy, Ngọc Chánh trong tang lễ nhạc sĩ Lê Văn Thiện ngày 7 tháng 11 năm 2009

TQB, Uyên Phương, Thanh Thúy, Ngọc Chánh trong tang lễ nhạc sĩ Lê Văn Thiện ngày 7 tháng 11 năm 2009

Viewing all 177 articles
Browse latest View live




Latest Images